I . Điều kiện tự nhiên - Xã hội

1. Diện tích, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên khoáng sản

Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Tây nam của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 240m, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 36 km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 1A; có tọa độ địa lý 21032’-21048’ vĩ độ Bắc 106025’-106050’ kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

Phía Bắc giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn;

Phía Đông giáp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Phía Tây giáp huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Địa hình Chi Lăng khá phức tạp, trong đó núi đá và rừng chiếm khoảng 83.3% diện tích. Địa hình có thể chia làm ba vùng khác nhau: Vùng thứ nhất là vùng địa mạo cacxtơ với những dẫy đá vôi thuộc các xã phía tây của huyện; Vùng thứ hai là vùng đại mạo thung lũng thềm đất thấp bao gồm các xã, thị trấn chạy dọc Quốc lộ 1; Vùng thứ ba là vùng địa mạo xa phiến, núi cáo trung bình sắp xếp thành dải, thuộc các xã đông bắc, vùng này đồi núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m.

Huyện Chi Lăng nằm chọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, những điều kiện tự nhiên đó đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

Huyện Chi Lăng có con sông chính là thượng nguồn Sông Thương. Sông chảy theo hướng đông bắc - tây nam, xuống huyện Hữu Lũng.

Do đặc điểm mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè (tháng 6 đến tháng 9), vì vậy lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt vào tháng 7, tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp và trung bình Modul dòng chảy là 20 – 30l/s. Nhìn chung lũ lụt ở địa phương năm nào cũng có nhưng ở mức độ khác nhau. Qua theo dõi cho thấy lũ lụt ở vùng này có quy luật theo chu kỳ khoảng 3 đến 5 năm thì 1 năm có lũ lụt ở mức độ trung bình và 8 đến 10 năm lại xảy ra lũ lụt lớn gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn huyện.

Chất lượng đất, nước và không khí huyện Chi Lăng hiện nay đang bị tác động mạnh và có chiều hướng suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và hoạt động công nghiệp dịch vụ…vv. Với tính chất và khả năng tồn lưu, tích lũy rất lâu trong đất, đặc biệt là trong đất nông nghiệp thâm canh cây lúa.

Lưu ý cắt bớt những nội dung về những khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại, bổ sung thêm những thuận lợi do điều kiện tự nhiên, khí hậu… mang lại cho huyện để phát triển kinh tế xã hội..

2. Đơn vị hành chính

 Huyện Chi Lăng có 20 đơn vị hành chính. Gồm thị trấn Chi Lăng; thị trấn Đồng Mỏ và 18 xã: Bắc Thủy; Bằng Hữu; Bằng Mạc; Chi Lăng; Chiến Thắng; Gia Lộc; Hòa Bình; Hữu Kiên; Lâm Sơn; Liên Sơn; Mai Sao; Nhân Lý; Quan Sơn; Thượng Cường; Vân An; Vạn Linh; Vân Thủy; Y Tịch.

3. Dân số, dân tộc, nguồn nhân lực

Huyện Chi Lăng có dân số trung bình năm 2023 là 76.574 người, mật độ dân số trung bình là 109 người/km2, cao hơn mức trung bình của tỉnh, với nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. 74% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp, dân số thành thị chỉ là 26%. Trong những năm qua với quyết tâm, nỗ lực của toàn đảng, toàn dân kinh tế huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bước đầu khai thác có hiệu quả và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

II. Cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm

Hệ thống lưới điện quốc gia được kéo đến trung tâm xã, thôn bản.

Nước sinh hoạt: Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 hệ thống cấp nước sinh hoạt với 02 bể chứa, 10km đường ống nhựa, công suất thiết kế 130m3/ng: 21 giếng khoan, 9 công trình nước sạch ở xã, tuy nhiên đa số các hộ dân sử dụng nước giếng tự đào, dẫn nước từ khe mạch ...vv.

Giao thông: Trên địa bàn huyện có 2 loại hình giao thông gồm đường bộ, đường sắt. Trong những năm gần đây, nhờ sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, mạng lưới giao thông trên địa bàn ngày càng phát triển, với các đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã, đường liên thôn từng bước được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối nội, đối ngoại của huyện và Nhân dân trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền trong và ngoài huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thông tin liên lạc: Trong những năm qua, hệ thống bưu chính - viễn thông, thông tin liên lạc trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và mở rộng hiện nay trên địa bàn huyện 100% các xã có điểm bưu điện văn hóa xã; Mạng di động 3g, 4g được phủ sóng đến 100% trung tâm các thôn./.

 

TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1. Về phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản

Thực hiện hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp hằng năm, cung ứng đủ các loại giống để Nhân dân gieo trồng kịp thời vụ, đồng thời tăng cường kiểm tra các điểm bán giống, vật tư nông nghiệp nhằm đảm bảo đúng chủng loại và chất lượng. Chủ động phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu. Đẩy mạnh triển khai kinh tế số, cửa hàng số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (Trùng với câu đầu cua khổ 1). Triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn  2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn huyện. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, cung ứng đủ các loại giống để Nhân dân gieo trồng kịp thời vụ, đồng thời tăng cường kiểm tra các điểm bán giống, vật tư nông nghiệp nhằm đảm bảo đúng chủng loại và chất lượng. Chủ động phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình, dự án có hiệu quả trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2030; Nghị quyết về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2020 - 2025; xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2020 - 2030. Đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu. Đẩy mạnh triển khai kinh tế số, cửa hàng số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nên bổ sung số liệu cụ thể, ví dụ: sản lượng, giá trị kinh tế một số sản phẩm nông nghiệp, sản lượng Na, sản phẩm OCOP....

2. Về phát triển công nghiệp, cơ hội đầu tư

Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp phát triển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã phát triển. Ưu tiên phát triển một số sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của địa phương như: Vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản.

Ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch vào phục vụ sản xuất, kinh doanh. Triển khai có hiệu quả việc khai thác và bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ của các sản phẩm địa phương đã được bảo hộ. Khuyến khích đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, giá trị và chất lượng sản phẩm. Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Huy động mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị; thực hiện lồng ghép xây dựng nông thôn mới, kết hợp với đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp phát triển. Thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia vào thị trường. Chú trọng phát triển kinh tế tập thể, triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2023. Ưu tiên phát triển một số sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của địa phương như: Vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản.

3. Về phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hàng nông sản, tổ chức họp báo, tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản trên nền tảng kỹ thuật số (đã tổ chức được bao nhiêu cuộc xúc tiến, quant bá...). Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp phát triển. Thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia vào thị trường.

Tăng cường công tác quản lý các điểm di tích tín ngưỡng. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TU, ngày 06/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Chi Lăng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch Phát triển du lịch năm 2024 (thêm nội dung Đền thờ Chi Lăng). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực đặc trưng của huyện, các điểm di tích lịch sử, di tích tín ngưỡng gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hy vọng, với những nỗ lực của chính quyền và Nhân dân trong huyện, các sản phẩm du lịch văn hóa ở Chi Lăng sẽ tạo được sức hút lớn với du khách và thực sự trở thành một hướng phát triển kinh tế mới của địa phương./.

 ( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2023 huyện chi lăng, đơn vị xuất bản. Chi cục Thống kê khu vực Chi Lăng - Hữu Lũng (huyện Chi Lăng)

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Hằng năm UBND huyện Chi Lăng đã chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các Nghị quyết của Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị.

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

a) Sản xuất nông - lâm nghiệp

Hằng năm UBND huyện đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng, hướng dẫn Nhân dân tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 10.478,37 ha. Trong đó diện tích cây lúa cả năm  khoảng 3898,04 ha, bằng 98,20%; năng suất ước đạt 41,13 Tạ/ha; sản lượng ước đạt 16.034,52 tấn,. Diện tích gieo trồng ngô mỗi năm ước 2.744,12 ha; năng suất ước 50,69 tạ/ha, sản lượng sơ bộ ước mỗi năm 14.333,40 tấn. Diện tích cây thuốc lá vụ đông xuân trồng khoảng 926,59 ha, năng suất thu hoạch ước 20,5 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 1.899,11 tấn.

Cung ứng kịp thời đầy đủ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất. Công tác kiểm tra chất lượng giống, cây trồng, vật tư, phân bónđảm bảo có địa chỉ xuất  xứ  rõ ràng, chất lượng tốt đáp ứng phục vụ cho Nhân dân sản xuất được tăng cường.

Để đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu lâm sinh, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ trồng rừng. Chỉ đạo đổi mới công tác tổ chức, cách thức triển khai thực hiện ra quân đầu xuân tại 20/20 xã, thị trấn tạo hiệu quả, tạo khí thế thi đua sôi nổi ngay từ đầu năm. Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được đẩy mạnh.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đang từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung sang chăn nuôi tập trung nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi, công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y gia súc, gia cầm trên địa bàn tiếp tục được tăng cường. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn được duy trì ổn định.

Tổng số đàn trâu hiện có ước là 9.179 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính 412,30 tấn.

Tổng đàn bò ước là 4.636 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính 136,5 tấn.  Nguyên nhân số đàn trâu, bò ước tính hằng năm tăng hơn cùng kỳ năm là do nhu cầu chăn thả để vỗ béo, bán thương phẩm của bà con.

Tổng đàn lợn của toàn huyện ước 16.789 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính 2.322,74 tấn. Tuy nhiên giá bán thức ăn cho lợn cao, tình hình dịch bệnh thi thoảng xảy ra và mức độ rủi ro trong chăn nuôi lợn cũng cao, nên ảnh hưởng đến tâm lý của bà con chăn nuôi khi đầu tư.

          Chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi khác: Tình hình chăn nuôi đàn gia cầm gà, vịt, ngan, ngỗng vẫn được bà con chăn thả bình thường, không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra, hiện nay đàn gia cầm đang được bà đầu tư chăm sóc không có chăn thả thêm mà tập chung vỗ béo. Hiện nay chăn nuôi gà, vịt trong nhân dân được bà con chăn thả nhiều và rải rác ở các hộ dân mục đích nuôi để cải thiện bữa ăn hàng ngày và phục vụ vào dịp lễ tết cho bà con.  

c. Thuỷ sản

Là huyện miền núi nên phương thức nuôi trồng thuỷ sản của địa phương chủ yếu vẫn là tự cung, tự cấp nên thời gian nuôi thả tuy dài nhưng do nguồn nước và thức ăn phụ thuộc chủ yếu là nguồn thức ăn tự nhiên nên năng suất không cao, hiệu quả kinh tế thấp.

2. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định. Một số sản phẩm chủ yếu: Vật liệu xây dựng; khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất phân phối điện, khí đốt; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải. Chế biến các mặt hàng nông sản như cao khô, bánh, bún phở. Gia công các mặt hàng như giường, tủ, bàn ghế, khung nhôm cửa kính...vv. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn và các vùng lân cận. Ngoài các sản phẩm như xi măng, đá nghiền các loại là của các doanh nghiệp có sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh, nên sản phẩm được phân bố rộng đến các vùng khác trong và ngoài tỉnh. Còn lại các sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản chủ yếu là phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng. Do các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, hoạt động nhỏ lẻ nên giá trị hàng hóa không cao.

3. Thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện được duy trì ổn định; hàng hóa lưu thông trên thị trường đa dạng về chủng loại, mẫu mã, cơ bản hàng hóa đảm bảo chất lượng, ghi nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định, các mặt hàng thiết yếu được quan tâm, cung ứng đầy đủ kịp thời, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân.

4. Y tế - văn hoá - Giáo dục - Đời sống dân cư

a) Y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Công tác giám sát và phòng, chống dịch bệnh thường xuyên duy trì thực hiện, luôn sẵn sàng các loại thuốc, vật tư, hóa chất cho phòng chống dịch. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tiếp tục được duy trì thực hiện. Các cơ sở y tế thường xuyên tổ chức khám cho người dân, thực hiện điều trị nội trú, điều trị ngoại cho bệnh nhân theo quyd dịnh. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tổ chức kiểm tra được tăng cường nhằm đảm bảo tốt sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện.. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

b) Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao

Tổ chức các hoạt động chào mừng, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, tuyên truyền các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống pháo nổ, an toàn giao thông Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng - mừng. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án xây dựng nhà văn hóa thôn đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025.

c) Công tác giáo dục và đào tạo

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác dạy và học theo chương trình, kế hoạch. Quy mô trường, lớp, học sinh được duy trì ổn định. Chỉ đạo tổ chức khai giảng năm học mới và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học theo kế hoạch; chất lượng giáo dục các cấp học được duy trì ổn định. Tổ chức tốt các kì thi, cuộc thi, hội thi theo kế hoạch, tham dự các kì thi, hội thi do Sở GDĐT tổ chức và đạt được kết quả cao. Tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo an toàn, đúng quy chế. Cử cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ, hiệu quả các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo thực hiện.Tiếp tục duy trì vững chắc phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 2 và phổ cập xóa mù chữ mức độ 2.

d) Đời sống dân cư, công tác an sinh xã hội

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thường xuyên tổ chức rà soát, nắm chắc tình hình đời sống của Nhân dân, nhất là Nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo, cận nghèo để có biện pháp trợ giúp kịp thời, đảm bảo không để hộ dân nào bị thiếu đói trong dịp Tết, kỳ giáp hạt. Tiếp tục thực hiện chi trả các khoản trợ cấp, chế độ chính sách cho các đối tượng được thụ hưởng đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công, các đối tượng hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ. Chỉ đạo tổ chức thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn huyện nhân dịp Tết Trung thu. Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chính sách dân tộc, các mô hình giảm nghèo và kế hoạch thực hiện các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kế hoạch. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác lao động việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm thực hiện. Thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc. Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện đầy đủ, đúng quy định./.

( Nguồn biên tập: Niên giám thống kê năm 2023 huyện chi lăng, đơn vị xuất bản. Chi cục Thống kê khu vực Chi Lăng - Hữu Lũng (huyện Chi Lăng)

Người sưu tầm và tổng hợp: Nông Hiệp Hồng