A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công bố nhãn hiệu tập thể và trao văn bằng nhãn hiệu “Lạc đỏ Chi Lăng”

Chiều ngày 25/4/2024, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lạng Sơn, Hội Làm vườn huyện Chi Lăng phối hợp tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao văn bằng nhãn hiệu tập thể "Lạc đỏ Chi Lăng" tại xã Bằng Mạc. Dự buổi lễ có lãnh đạo Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên; lãnh đạo Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn; Hội làm vườn huyện Chi Lăng; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Lãnh đạo Đảng ủy, UBND và cán bộ công chức xã cùng các hộ sản xuất, kinh doanh lạc đỏ trên địa bàn các xã: Bằng Mạc, Bằng Hữu, Vạn Linh.

Huyện Chi Lăng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi (loại đất thịt nhẹ, cát pha, cao ráo và dễ thoát nước) nên lạc đỏ của huyện Chi Lăng có màu đẹp, ăn bùi và đậm vị nên được người tiêu dùng rất ưa thích. Lạc đỏ của huyện Chi Lăng có thời gian gieo trồng hơi lệch so với một số tỉnh miền Bắc với vụ Xuân được gieo vào khoảng tháng 2 và vụ mùa vào tháng 6 vì vậy việc tiêu thụ khá dễ dàng. Hiện nay, trên toàn địa bàn huyện có 7 xã đang gieo trồng và sản xuất Lạc đỏ cung cấp cho người dân trong và ngoài huyện, với quy mô 600 ha, sản lượng trên 1.100 tấn. Trong đó có 3 xã có sản lượng Lạc đỏ nhiều nhất thuộc xã Bằng Mạc, Bằng Hữu và Vạn Linh.

 

          Tại buổi lễ, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã công bố quyết định và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Chi Lăng”cho Phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng và Hội làm vườn huyện Chi Lăng được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Chi Lăng”.

          Việc nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Chi Lăng” được bảo hộ là cơ sở, công cụ pháp lý hữu hiệu để bà con sử dụng, khai thác và bảo vệ giá trị sản phẩm của mình, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tạo được uy tín đối với khách hàng, nâng cao thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó cũng là cơ hội lớn để huyện Chi Lăng giới thiệu quảng bá sản phẩm, là tiền đề để huyện tiếp tục phát triển một số mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương. Đồng thời đây cũng là kết quả cụ thể trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cũng như thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.  

Nông Ngân- Trung tâm VHTT&TT Chi Lăng


Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online : 6
Hôm nay : 743
Trong tháng : 4.612
Tất cả : 73.756